Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Phòng Nghiệp vụ Di tích

PHÒNG NGHIỆP VỤ DI TÍCH BẢO TÀNG TỈNH SƠN LA
Tổng số cán bộ: 3 người
Phòng Nghiệp vụ Di tích là một trong 4 phòng chức năng của Bảo tàng tỉnh, hiện nay phòng có 3 cán bộ.
- 01 trưởng phòng
- 02 cán bộ nghiệp vụ
- Trình độ chuyên môn:
- 02 cử nhân chuyên ngành Bảo tàng
- 01 cử nhân Lịch sử chuyên ngành Văn hoá Du lịch
* Chức năng: Tham mưu đề xuất với ban giám đốc đơn vị, lãnh đạo nghành về việc thực hiện các nội dung quản lý, bảo vệ, khai thác pháp huy giá trị di sản văn hoá các di tích lịch sử- danh thắng trên địa bàn toàn tỉnh.
* Nhiệm vụ: Điều tra khảo sát và tổ chức điền dã phát hiện các di tích lịch sử văn hoá- danh lam thắng cảnh; xây dựng các danh mục, phân loại, đánh giá về tính chất quy mô và giá trị ý nghĩa của từng di tích, thường xuyên kiểm tra đôn đốc đánh giá thực trạng các di tích hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn cho cơ sở trong công tác quản lý, bảo vệ di tích. Lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng, phân cấp quản lý di tích lịch sử - danh thắng trong toàn tỉnh.
- Điều tra, khảo sát, thám sát các di chỉ khảo cổ học và tổ chức khai quật hiện vật, di vật khi được cục di sản văn hoá, bộ văn hoá cho phép..
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật liên quan đến lĩnh vực Bảo tồn phát huy tác dụng của di tích.
- Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về các hoạt động di tích. Tổ chức trao đổi, hợp tác khoa học, xây dựng các phương án bảo vệ, tu bổ tôn tạo chống xuống cấp, chống xâm phạm các di tích lịch sử- danh thắng đã được xếp hạng cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
- Xây dựng chương trình kế hoạch hàng năm về công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đảm bảo tính nguyên trạng của di tích.
- Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao trong năm, quản lý cán bộ của phòng theo sự phân công của giám đốc.
* Kết quả thực hiện:
Hiện nay Tỉnh Sơn La có 87 di tích lịch sử- danh thắng; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ học. Có 39 di tích lịch sử- danh thắng đã được xếp hạng: trong đó 10 di tích lịch sử - danh thắng xếp hạng Quốc gia, 29 di tích lịch sử- danh thắng xếp hạng tỉnh.
Loại hình di tích lịch sử : 31
Loại hình di tích khảo cổ học : 02
Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật : 01
Loại hình di tích danh thắng : 05
Trong những năm qua một số di tích lịch sử - danh thắng; (Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, Di tích lịch sử Kỳ Đài Thuận Châu, di tích lịch sử Đền thờ Vua Lê Thái Tông, di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi, di tích lịch sử Tượng Đài Chiến Thắng Chiềng Đông, di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ, di tích danh thắng Hang Dơi) đã được đầu tư, tu bổ, tôn tạo và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy giá trị, phục vụ nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Bao tang Sơn La

Bảo tàng Sơn La là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La. Với chức năng cơ bản là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục phổ biến tri thức khoa học thông qua các khâu công tác: Sưu tầm, kiểm kê bảo quản, trưng bày, triển lãm và tuyên truyền giáo dục truyền thống, phổ biến những tinh hoa di sản văn hoá các dân tộc cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Trong những năm qua, tập thể cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh Sơn La đã đoàn kết cùng nhau, tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trung ương và tỉnh nhà, trực tiếp là Đảng uỷ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên các mặt công tác. Để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong năm 2010 tập thể cán bộ, viên chức đơn vị đã bám sát chặt chẽ vào sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý và tổ chức triển khai có hiệu quả.
Phạm Văn Tuấn-Phòng Nghiệp vụ Di tích

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Bảo tàng Sơn La thuộc phường Tô Hiệu, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Đến với bảo tàng Sơn La du khách tham quan những chứng cứ lịch sử và cảm phục trước sức chịu đựng, rèn luyện, đấu tranh của những tù nhân chính trị, cũng như được nghe những câu chuyện cảm động về hoạt động của chi bộ đảng nhà tù Sơn La.

Đến với khu di tích lịch sử này, du khách cũng sẽ có những kiến thức bổ ích khi được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của 12 dân tộc được trưng bày trong Bào tàng Sơn La hoặc có những giây phút thảnh thơi khi đi dạo trên những con đường rợp bóng cây bên ngoài nhà ngục, phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thị xã Sơn La ngày nay đang đổi mới đi lên.